shopee la gi cua nuoc nao

Shopee là gì? Của nước nào? Có nên mua hàng trên Shopee?

Sự bùng nổ của các trang thương mại điện tử đã khiến việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Không cần mặc cả, không cần đi lại qua những con phố đông nghịt đầy khói bụi, việc của bạn chỉ là ngồi tại chỗ và mua hàng với 1 cái click chuột, thật là thuận tiện và đơn giản.

Ở Việt Nam, có rất nhiều trang thương mại điện tử lớn ra đời như: Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop… trong đó có một trang thương mại điện tử nổi bật với tốc độ phát triển cực nhanh đó là Shopee. Bạn đã bao giờ mua hàng trên Shoppe chưa? Bạn có bao giờ tự hỏi ngoài việc hiểu nôm na Shopee là một cái chợ online thật lớn thì Shoppe thực sự là gì? Shoppe của nước nào? Có nên mua hàng trên Shopee không? Magiamgia.com sẽ giúp bạn tìm hiểu.

Nội dung bài viết có thể tóm tắt ngắn gọn qua ảnh dưới:

📌 Chú ý quan trọng: Bạn cần Follow ngay các kênh facebook của mình để được cập nhật ưu đãi mới nhất của các sàn thương mại điện tử trong nước. Bạn không chỉ nhận được mã giảm giá một cách dễ dàng. Còn được hướng dẫn săn Deal và hỗ trợ giải đáp thắc mắc nữa đấy. Follow ngay thôi: 

Shopee là gì? Shopee của nước nào?

shopee la gi cua nuoc nao

Theo Wikipedia, Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), có trụ sở tại Singapor và được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li. Ông là người sống ở Singapore nhưng lại sinh ra ở Trung Quốc. Thêm vào đó, SEA là công ty của Singapore, nhưng cổ đông lớn nhất lại là một công ty Trung Quốc. Do đó, Shopee có thể được coi là của Singapore và Trung Quốc.

Shopee được giới thiệu lần đầu vào năm 2015 tại Singapore, và hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, Philipines và Brazil.

Ngày 8.8/2016 Shopee mở họp báo công bố Shopee chính thức ra mắt tại Việt Nam sau 01 năm hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Logo của Shopee

Cách thức hoạt động của Shopee

Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C (viết tắt của Consumer-to-Consumer) – trung gian mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (viết tắt của Business-to-Consumer) tức là trung gian giữa doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Shopee đã tính phí của người bán và phí đăng bán sản phẩm.

Nói một cách dễ hiểu hơn, Shopee là kênh bán hàng trung gian, nó không hề đóng vai trò là người bán hay người mua, cũng chẳng phải người vận chuyển các mặt hàng. Người bán đăng tải các thông tin về cửa hàng và sản phẩm của mình lên Shopee. Người mua duyệt trên ứng dụng để tìm kiếm các sản phẩm theo ý muốn, sau đó sẽ thực hiện quá trình giao dịch với người bán một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Shopee sẽ thu lợi nhuận từ giá trị đơn hàng của người bán. Tỉ lệ này hiện tại là 2%. Giả sử bạn bán được đơn hàng giá trị 100.000đ thì Shopee sẽ thu 2.000đ.

Có nên mua hàng trên Shopee không? Chất lượng hàng ra sao?

Bạn có thể mua được rất nhiều thứ từ sàn giao dịch của Shopee. Tuy nhiên mua bán trực tuyến hay trực tiếp luôn tồn tại rủi ro nhất định, Shopee không phải ngoại lệ. Hơn nữa Shopee chỉ đóng vai trò kết nối, việc kiểm duyệt nhà bán hàng còn khá lỏng lẻo. Vì thế chất lượng các sản phẩm được bán kiểm soát khá khó khăn. Nhưng khó có thể khẳng định chất lượng những sản phẩm được bán ở Shopee là tốt hay xấu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như bản thân các sản phẩm hay mức độ uy tín của Shop. Để yên tâm hơn, bạn cần tích lũy kinh nghiệm mua sắm cho mình cũng như chỉ mua ở địa chỉ các shop uy tín như:

  • Shopee Mall – Là những cửa hàng chính hãng 100% được Shopee kiểm duyệt, bạn sẽ tránh được việc mua phải những sản phẩm kém chất lượng, nhái nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng 
  • Shop Yêu thích – Là các shop bán hàng hiệu quả, phản hồi khách hàng nhanh, có lượng Đánh giá Shop và Tỉ lệ phản hồi khách hàng cao.

Ví dụ, bạn chọn tìm kiếm danh mục Thời trang nam, và kết quả hiển thị một số kết quả như trên hình, trong những ô khoanh tròn là những dấu hiệu nhận biết mặt hàng này được bán ở Shopee Mall hay ở Shop yêu thích
Trong một Shop bất kì bạn hãy để ý tới mục Đánh giá và Tỉ lệ phản hồi Chat, số điểm hay tỉ lệ càng cao thì độ uy tín của Shop càng cao.

Xem thêm:

Những lí do bạn nên mua hàng tại Shopee

  • Bạn có thể tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng chỉ trong tích tắc, ở mọi lúc, mọi nơi.
  • Hoạt động đa nền tảng, bạn có thể đăng nhập Shopee trên cả máy tính lẫn ứng dụng di động.
  • Bạn có thể theo dõi, kiểm tra tình trạng đơn hàng của mình một cách dễ dàng
  • Có tính năng nói chuyện với người bán
  • Sản phẩm đa dạng, phong phú đủ các mặt hàng cho bạn thoải mái lựa chọn.
  • Shopee sẽ đưa cho bạn nhưng xu hướng tìm kiếm, các sản phẩm bán chạy và được đánh giá tốt. 
  • Có vô vàn mã giảm giá Shopee cho khách hàng và Deal hot giá rẻ hàng tháng
  • Thanh toán linh hoạt, nhanh chóng, bạn có thể lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp.
  • Shopee có tích điểm Shopee Xu. Khi bạn mua một sản phẩm nào đó bạn sẽ được tích một số Xu tương ứng với giá trị đơn hàng khi nhận hàng thành công. Số Xu này bạn có thể sử dụng trong lần mua tiếp theo hay trừ trực tiếp trên đơn hàng.
  • Bạn có thể đổi trả hàng trong thời gian 24h kể từ khi nhận hàng

Trên đây là những điều cơ bản nhất về Shopee, nếu bạn quan tâm hơn nữa về trang thương mại điện tử này, hãy tìm hiểu tiếp những hướng dẫn chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo trên Magiamgia.com nhé!

Có thể bạn quan tâm